Bạn là thầy cô giáo và đang muốn tạo các bài tập trắc nghiệm, bài học trực tuyến cho học sinh? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách tạo trắc nghiệm online.
Google Drive
Vậy hãy cùng Download.vn tìm hiểu các bước tạo biểu mẫu với Google Form trong Google Drive, đây là tính năng khá thú vị mà Google đã cung cấp miễn phí cho chúng ta, chỉ với vài thao tác rất đơn giản là bạn đã có thể tự tay tạo cho mình được biểu mẫu ưng ý. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Hướng dẫn tạo trắc nghiệm trực tuyến trên Google Drive
Xem thêm
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Drive, rồi nhấn vào nút Mới (Create) ở góc bên trái.
Bước 2: Di chuột vào mục Ứng dụng khác > Google Biểu mẫu (Google Form) > Biểu mẫu trống sẽ xuất hiện một biểu mẫu mới.
Bước 3: Đặt tiêu đề cho biểu mẫu ở dòng Mẫu không có tiêu đề và bổ sung một số mô tả cho biểu mẫu ở dòng Mô tả biểu mẫu.
Bước 4: Ở bên phải sẽ có thanh công cụ bao gồm chức năng sau:
- Thêm câu hỏi.
- Thêm tiêu đề và mô tả.
- Thêm hình ảnh.
- Thêm video.
- Thêm phần (Thêm trang mới).
Bước 5: Sau khi nhấn vào dấu + để thêm câu mới, nhấn tiếp vào biểu tượng mũi tên như trong hình dưới để chọn loại trường nhập liệu:
Bước 6: Các dạng câu hỏi trong Google Form
Có tất cả 9 loại trường nhập liệu, cho phép bạn đặt các câu hỏi phong phú hơn.
- Trả lời ngắn: Thường dùng tạo ra các trường nhập liệu ngắn như họ tên, số điện thoại
- Đoạn: Thường dùng tạo ra các trường nhập liệu dài như nội dung, ý kiến đóng góp, địa chỉ
- Trắc nghiệm: Thường dùng để tạo ra các trường chỉ được chọn 1 ý duy nhất như: Giới tính, Quốc tịch, chọn địa điểm... Trong phạm vi của bài viết này chúng ta sẽ chọn mục này.
- Hộp kiểm: Thường dùng để tạo các trường chọn nhiều ý kiến.
- Menu thả xuống: Loại trường này giống như trường trắc nghiệm là chọn 1 ý duy nhất nhưng được hiển thị theo dạng menu thả xuống như chọn size giày, chọn độ tuổi...
- Phạm vi tuyến tính: Thường dùng cho các trường đánh giá một sản phẩm.
- Lưới trắc nghiệm: Thường dùng để tạo ra trường thăm dò ý kiến dạng bảng.
- Ngày: Thường dùng để tạo ra các trường như ngày sinh, mốc thời gian...
- Giờ: Thường dùng để tạo ra các trường thời gian như giờ.
Bước 7: Sau khi chọn được loại trường phù hợp hãy nhập tiêu đề, các thông tin cần thiết. Ngoài ra, trong mỗi trường nhập liệu có thêm các tùy chỉnh khác ở phía cuối cùng bên góc phải như:
- Sao chép.
- Xóa câu hỏi.
- Bắt buộc nhập.
- Mở rộng: Thêm mô tả cho tiêu đề, ràng buộc dữ liệu (email, url, số, độ dài của đoạn văn bản).
Bước 8: Sau khi hoàn tất chỉnh sửa và thêm các trường nhập liệu bạn sẽ có biểu mẫu giống như bên dưới:
Bước 10: Để tùy chỉnh biểu mẫu chọn biểu trượng ở trên cùng bên phải màn hình quản lý biểu mẫu:
- Tùy chỉnh màu sắc cho biểu mẫu.
- Xem trước biểu mẫu.
- Một số thiết lập nâng cao như: Yêu cầu đăng nhập Gmail, Cho phép người dùng chỉnh sửa sau khi gửi, Hiển thị thanh tiến độ, xáo trật tự các trường
- Tùy chọn khác: Nhân đôi biểu mẫu, xóa biểu mẫu, in biểu mẫu, thêm người quản lý, ngoài ra còn một số tiện ích bổ sung khác.
Bước 11: Sau khi cảm thấy ưng ý, nhấn nút Gửi ở góc trên cùng bên phải để gửi biểu mẫu cho khách hàng. Google Form cung cấp rất nhiều hình thức để người dùng chia sẻ biểu mẫu là qua Email, URL, Nhúng dưới dạng iframe, Qua mạng xã hội Google Plus, Facebook, Twitter.
Bước 12: Xem kết quả
Sau khi gửi link để làm bài trắc nghiệm, kiểm tra hay khảo sát, bạn có thể lấy dữ liệu của người dùng đã làm về Google Sheets bằng cách sau:
Kích vào Câu trả lời (1) kích vào biểu tượng bảng tính (2)Tại mục này nếu chưa kết nối Google Form với một bảng tính nào, bạn sẽ có 2 lựa chọn sau:
- Tạo bảng tính mới: Gõ tên bảng tính mới vào để hệ thống tự tạo bảng tính mới.
- Chọn bảng tính hiện có: Câu trả lời sẽ được chèn vào một sheet trong bảng tính đã có trên Google Sheets của bạn.
Tạo bài trắc nghiệm online có chấm điểm trực tiếp
Trong trường hợp bạn muốn tạo một bài trắc nghiệm có sẵn hệ thống chấm điểm, đưa ra đáp án đúng/sai, thì có thể làm theo hướng dẫn sau.
Bước 1: Nhấn vào Setting (biểu tượng răng cưa) để vào trang thiết lập của Google Form.
Kích chọn Cài đặt của Google FormBước 2: Thiết lập cài đặt mục Bài kiểm tra
Chuyển sang tab Bài kiểm tra (1), kích hoạt phần Đặt làm bài kiểm tra (2)Trong mục Đặt làm bài kiểm tra có các tùy chọn sau:
Công bố điểm:
- Ngay sau mỗi lần nộp: Nghĩa là khi người làm bài làm xong hết các câu hỏi, họ sẽ nhận được danh sách câu trả lời của họ và so sánh với đáp án đúng.
- Sau đó, sau khi đánh giá thủ công: Nghĩa là người làm bài sẽ nhận được kết quả dựa vào email họ đăng ký.
Người trả lời có thể xem:
- Câu trả lời sai
- Câu trả lời đúng
- Giá trị điểm: người trả lời sẽ xem được giá trị điểm trong từng câu hỏi.
Bước 3: Đánh giá điểm và gán các câu trả lời đúng trong từng câu hỏi
Sau khi đã thiết lập xong các bước trên, tại mỗi câu hỏi dạng Trắc nghiệm bạn sẽ thấy phần Đáp án:
Phần Đáp án trong từng câu hỏi Trắc nghiệmKích chọn Đáp án và thiết lập số điểm cũng như câu trả lời đúng trong các mục sau:
Nhập số điểm cho câu hỏi ở mục (1) và chọn đáp án đúng ở mục (2)Giờ đây bạn có thể dễ dàng tạo bất kỳ bài trắc nghiệm, form đăng ký hay liên hệ nào. Thật đơn giản phải không bạn? Khi tạo biểu mẫu chú ý đừng thiết kế biểu mẫu dài quá, sao cho người dùng nhìn biểu mẫu bao quát mà không phải cuộn trang là tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo phần mềm CoffeeCup Web Form Builder Lite để thiết kế biểu mẫu miễn phí.