Soạn bài Hoán dụ
Muốn soạn bài Hoán dụ tốt nhất, nhất định không thể bỏ qua tài liệuhướng dẫn soạn văn 6 bài Hoán dụđược Học Tốt biên soạn chi tiết.
Với nhữnggợi ýchi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.
Cùng tham khảo...
Soạn bài Hoán dụ ngắn nhất
I. Hoán dụ là gì ?
Câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Các từ ngữ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai?
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
(Tố Hữu)
Trả lời:
- Áo nâu: chỉ người nông dân.
- Áo xanh: chỉ người công nhân.
- Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn.
- Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành.
Câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:
Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn.
Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta).
Câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Trả lời:
Cách diễn đạt ở câu trên vô cùngngắn gọn nhưng lạigợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Các kiểu hoán dụ
Câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?
a.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
Trả lời:
- Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.
- Một, ba: biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung.
- Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.
Câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể
Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng
Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.
Câu 3 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo raphéphoán dụ.
Trả lời:
Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
III.Soạn bài Hoán dụphần Luyện tập
Câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.
a)Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b)
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
c)
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
d)
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
Trả lời:
Câu a: Làng xóm ta (chỉ những người nông dân)
=> quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;
Câu b: Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài)
=> quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;
Câu c: Áo chàm (chỉ người Việt Bắc)
=> quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;
Câu d: Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất - nhân loại nói chung)
=> quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.
Câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.
Khác:
+ Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm)
+ Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau.
Soạn bài Hoán dụ chi tiết
I. Hoán dụ là gì ?
Bài 1 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Các từ ngữ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai?
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
(Tố Hữu)
Trả lời:
- Áo nâu: chỉ người nông dân.
- Áo xanh: chỉ người công nhân.
- Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn.
- Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành.
Bài 2 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ là:
- Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.
- Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.
- Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.
- Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.
Bài 3 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Trả lời:
Tác dụng của cách diễn đạt này:
- Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;
- Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.
II. Các kiểu hoán dụ
Bài 1 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?
a.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
Trả lời:
- Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.
- Một, ba: biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung.
- Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.
Bài 2 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Câu a) biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể.
Câu b) biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
Câu c) biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.
Bài 3 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo raphéphoán dụ.
Trả lời:
Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
III.Soạn bài Hoán dụphần Luyện tập
Bài 1 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.
a)Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b)
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
c)
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
d)
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
Trả lời:
a. Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:
Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng
Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng
b. Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng
Cái cụ thể: mười năm, trăm năm
Cái trừu tượng: con số không xác định rõ
c. Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể
Áo chàm: dấu hiệu của sự vật
Thay cho sự vật: người Việt Bắc
d. Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
Trái đất: Vật chứa đựng
Nhân loại: Vật bị chứa đựng
Bài 2 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Hoán dụ và ẩn dụ
- Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
- Khác:
+ Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm). Tương đồng về: hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác.
+ Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau (bộ phận toàn thể, vật chứa đựng vật bị chứa đựng,dấu hiệu của sự vật sự vật, cụ thể trừu tượng).
- Ví dụ:
+ Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly"
=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
+ Ẩn dụ:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
(Viễn Phương)
=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
Bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Chính tả (nhớ viết): Đêm nay Bác không ngủ (từ "Lần thứ ba thức dậy..." đến "...Anh thức luôn cùng Bác").
Trả lời
Chép chính tả:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phǎng phắc.
Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chǎn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Kiến thức cần nắm vững
- Khái niệm: Hoán dụ là gợi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sư vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
-/-
Trên đây là chi tiết nội dung soạnbài Hoán dụdo Học Tốttổng hợp và biên soạn.Để chuẩn bị bài và hiểu bàisâu hơn, các em nên kết hợp tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.Huyền Chu (Tổng hợp)